Mô tả
Trong Đông y, cây cỏ xước được gọi là cây ngưu tất nam, có vị đắng, chua, tính mát nên có tác dụng thanh nhiệt, có khả năng tiêu viêm, lưu thông khí huyết rất tốt và lợi tiểu. Cây cỏ xước có khả năng chống viêm tốt đối với những bệnh ở gian đoạn mãn tính hoặc cấp tính.
Cỏ xước là một loại cây thân thảo, mọc hoang ở khắp nơi, trên các bãi cỏ, ven đường đi, ở bụi bờ, là loại cây sống lâu năm và được gieo trồng bằng hạt. Vào mùa hè thu người ta thu hoạch cây cỏ xước là chủ yếu, để làm thuốc thì người ta sẽ nhổ cả vây và rễ, rửa sạch rồi chặt nhỏ, dùng tươi hoặc phơi khô để sử dụng lâu dài.
Trong cây cỏ xước có chứa nhiều dưỡng chất quan trọng, trong đó có tới 81.9% nước, 3.7% protid, 9.2% glucid, 2,9% chất xơ; 2.3% tro; 2.6% caroten, 2% vitamin C. Trong rễ cây cũng được tìm thấy các chất acid oleanolic (sapogenin) còn hạt cây cỏ xước có chứa hentriacontane và saponin 2% , acid oleanolic, saponin oligosaccharide, acid oleanolic 1.1%.
Theo những nghiên cứu khoa học gần đây đã chứng minh được khả năng giúp cơ thể mạnh gân cốt, bổ gan thận của cây cỏ xước. Trong dược học, cây cỏ xước được dùng để bào chế thuốc chuyên trị viêm khớp, thuốc làm giảm lượng cholesterol máu, trị tăng huyết áp và ngừa xơ vữa động mạch. Ở Ấn Độ, người ta sử dụng toàn bộ cây cỏ xước để trị bệnh phù, bệnh trĩ, nhọt, phát ban, đau bụng và rắn cắn. Đây cũng là loại thảo dược chữa bệnh thận hàng đầu, là thành phần có trong hầu hết các bài thuốc liên quan đến bệnh thận.
Cây cỏ xước với dược tính rất cao, có công dụng phá huyết, tiêu ứ. Thuốc sau khi sao chín có tác dụng mạnh gân cốt, bổ can thận, được dùng để chữa phong tê thấp mỏi, cước khí, vết thương sưng đau do té ngã. Sử dụng cây cỏ xước khô rất hữu hiệu trong việc điều bị viêm khớp, sau sinh máu hôi không sạch.
Ngoài ra, tác dụng làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu của cây cỏ xước giúp phòng và hỗ trợ điều trị bệnh xơ vữa động mạch, huyết áp cao, sau chấn thương có máu tụ. Phụ nữ mang thao nên kiêng kỵ với vị thuốc này.