Cây đinh lăng khô

Mô tả

Không còn xa lạ gì nữa với đời sống của người Việt Nam, cây đinh lăng xuất hiện xung quanh con người, xuất hiện trong các món ăn hằng ngày và xuất hiện trong các bài thuốc chữa bệnh. Dân giã, dễ kiếm, dễ sử dụng mà công dụng vô cùng to lớn, danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã gọi cây đinh lăng chính là “cây sâm của người nghèo”.

Hầu như tất cả các bộ phận của cây đinh lăng đều có thể dùng để làm thuốc trị bệnh, nhưng trong đó lá và rễ là 2 bộ phận tập trung nhiều dưỡng chất nhất, lá đinh lăng có thể sử dụng lá tươi hoặc phơi khô để dùng lâu dài đều được.

Theo Y học cổ truyền, rễ cây đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát; có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, tăng cường sinh lực, tăng sức dẻo dai và tăng cường sức chịu đựng. Danh y Hải Thượng Lãn Ông đã từng dùng rễ cây sao vàng, khử thổ để sắc cho phụ nữ sau sinh uống giúp chống đau dạ con và tăng tiết sữa.

Theo kết quả của một số nghiên cứu thì trong rễ đinh lăng có chữa nhiều chất saponin có tác dụng như nhân sâm, chứa nhiều sinh tố B1, với khoảng 13 loại acid amin cần thiết cho cơ thể. Vậy nên đinh lăng còn giúp tăng sức đề kháng, tăng trí nhớ.

Lá cây đinh lăng có vị đắng, tinh mát; có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa chứng ho ra máu, trị trắc tia sữa, lợi tiểu, chữa kiết lỵ, mẩn ngứa. Theo kinh nghiệm dân gian thì lá đinh lăng khô được sử dụng để phòng chống bệnh co giật cho trẻ em bằng cách lấy cả lá non và già phơi khô, lót gối hoặc ga trải giường cho trẻ nằm. Hay làm tối cho bé không bị toát mồ hôi đầu, ngủ ngon và yên giấc hơn.

Muốn chế biến lá đinh lăng khô thì trước khi phơi phải rửa thật sạch để đảm bảo vệ sinh. Khi phơi cũng tránh phơi lá ở những nơi có ánh nắng trực tiếp, phơi trong nơi có bóng râm để giữa được mùi thơm của lá. Khi lá vừa khô tới, còn một chút độ dẻo thì đem sao vàng ở nhiệt độ vừa đủ. Cuối cùng hạ thổ để lá hút ẩm cần thiết.