Mô tả
Mặc dù không được ưa chuộng nhiều như củ tam thất bắc, nhưng tam thất nam vẫn là loại thảo dược sở hữu tính dược lý cực kì công hiệu. Tam thất nam thường số lượng cũng không có nhiều, nó thường mọc ở những vùng đồi núi hoang vu ở các khi vực như Tây Nguyên, Lào cai và được gọi là khương tam thất hoặc tam thất gừng.
Chỉ bằng qua sát, bạn hoàn toàn có thể phân biệt được tam thất nam nguyên chất với tam thất bắc và các loại củ khác dựa vào độ nhẵn của bề mặt củ và độ cứng của nó. Tam thất nam ngoài sơ hữu các acid oleanolic, Prolin, Histidin, Lysin, Cystein thì nó cũng sở hữu một lượng Saponin triterpen vừa phải giúp cải thiện sức khỏe và tăng cường hệ miễn dịch một cách hiệu quả.
Bên cạnh công dụng cải thiện thì nó cũng là loại dược liệu trị các bệnh về xương khớp và đường tiêu hóa rất tốt. Tiêu biểu như bệnh phong thấp, đau nhức xương khớp, đau mỏi vai gáy. Không chỉ vậy, phụ nữ sau sinh, người bị bệnh về mắt, đau thắt ngực sử dụng tam thất nam cũng rất tốt.
Thông thường, tùy theo nhu cầu, mục đích và đối tượng mà người ta sẽ có những cách sử dụng và chế biến tam thất nam khác nhau. Nhưng phổ biến và ít tốn kém nhất thường có 3 cách. Đầu tiên, bạn có thê sử dụng tam thất nam xắt lát rồi sắc với nước uống 3 lần/ngày. Với người bị mụn nhọt, hoặc đau bao tử, bạn có thể sử dụng bột tam thất pha với nước để đắp hoặc pha với mật ong để ăn.
Riêng với những trường hợp bệnh xương khớp, đau bụng, khó tiêu… dùng rượu tam thất để uống và xoa bóp là tốt nhất. Vào những ngày lạnh, uống một ngụm nhỏ rượu tam thất để giữ ấm cũng rất tốt. Tuy nhiên, đối với tam thất, bạn nên lưu ý không dùng cho người bị thiếu máu.