Cây Mật Gấu
100000
Cây mật gấu là một trong những loại dược liệu quý hiếm, có nhiều công dụng chữa bệnh như bệnh về tai mũi họng, xương khớp, đái tháo đường...Cây mật gấu là một trong những loại dược liệu quý hiếm ở nước ta và có nhiều công dụng chữa bệnh khác nhau như bệnh về tai mũi họng, xương khớp, đái tháo đường… Tìm hiểu kỹ hơn về loại dược liệu này trong bài viết dưới đây.
Cây mật gấu là một trong những loại dược liệu quý hiếm ở nước ta và có nhiều công dụng chữa bệnh khác nhau như bệnh về tai mũi họng, xương khớp, đái tháo đường… Tìm hiểu kỹ hơn về loại dược liệu này trong bài viết dưới đây.
Tổng quan về cây mật gấu
- Tên thường gọi: Cây mật gấu
- Tên gọi khác: Hoàn liên ô rô, mã hổ, cây lá đắng
- Tên khoa học: Vernonia amygdalina Del. hoặc Gymnanthemum amygdalinum
- Tên tiếng Anh: Bitter Leaf
1. Đặc điểm, hình dạng nhận biết
Cây mật gấu mọc rất nhiều trong tự nhiên với một số đặc điểm sau đây:
- Phần thân: Cây mật gấu là loại cây thân thảo, thường mọc thành từng bụi, chiều cao trung bình từ 2 – 2.5m tùy theo điều kiện sinh trưởng và nguồn ánh sáng tại vị trí mọc.
- Phần lá: Lá cây mật gấu có hình trái xoan, màu xanh lục, có răng cưa nhỏ ở phần mép và có độ cứng vừa phải. Lá khi trưởng thành có chiều rộng khoảng 2 – 4cm và dài khoảng 6 – 10cm. Tùy vào từng điều kiện sinh trưởng khác nhau mà lá mật gấu có sẽ có từng màu đậm nhạt đặc trưng.
- Phần hoa: Hoa mật gấu thường mọc thành từng cụm, mỗi bông hoa sẽ có 6 cánh nhỏ. Phía dưới cánh hoa là các đài hoa xếp 3 vòng liên tiếp. Từ khoảng tháng 2 đến tháng 4 hàng năm là thời điểm cây mật gấu ra hoa.
- Phần quả: Quả mật gấu thường mọc ở phần ngọn và có màu xanh nâu, đường kính khoảng 1cm.
Một số hình ảnh về cây mật gấu trong tự nhiên
2. Phân bố và phân loại
Cây mật gấu được tìm thấy phổ biến ở một số quốc gia châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc, Nepal, Việt Nam. Tại nước ta, cây mật gấu được phát hiện phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền Bắc, nơi có địa hình núi cao và khí hậu mát mẻ như Lai Châu, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lào Cai… Còn ở miền Nam, cây được tìm thấy chủ yếu ở tỉnh Lâm Đồng, núi Langbiang.
Tại nước ta, cây mật gấu được chia làm 2 loại là cây mật gấu miền Bắc và cây mật gấu miền Nam dựa theo sự phân bố của chúng. Hai loại này có những đặc điểm khác nhau dựa theo điều kiện sinh trưởng. Cụ thể như sau:
- Cây mật gấu miền Bắc: Thường cao hơn 5m, thân có vỏ màu đỏ, không có gai. Lá màu xanh, hình lông chim, cứng, mọc đối xứng nhau. Phần cuống và phiến lá có nhiều gai. Hoa màu vàng, mọc tập trung ở phần ngọn còn quả có màu xanh, hình cầu.
- Cây mật gấu miền Nam: Hay còn được gọi là cây lá đắng có chiều cao từ 2 – 4m, mọc thẳng đứng. Toàn bộ cây đều là màu xanh lục, lá mềm có cuống, hình trứng, chiều rộng 3cm, còn chiều ngang 5cm.
3. Bộ phận dùng – Thu hái – Sơ chế – Bảo quản
- Bộ phận dùng: Lá, thân và rễ của cây mật nhân được sử dụng chủ yếu để làm thuốc. Trong đó, cây mật gấu miền Nam chủ yếu dùng lá, còn cây mật gấu miền Bắc dùng rễ và thân (bào mỏng và phơi khô).
- Thu hái: Có thể thu hái vào bất kỳ thời điểm nào trong năm, chỉ nên thu hái những cây trưởng thành, không quá già cũng không quá non để đảm bảo về chất lượng.
- Sơ chế: Sau khi thu hái, cây mật gấu sẽ được rửa sạch, đem phơi hoặc sấy khô để sử dụng dần tùy theo nhu cầu.
- Bảo quản: Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát để sử dụng được lâu hơn.
4. Thành phần hóa học
Kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu khoa học cho thấy cây mật gấu có chứa nhiều hoạt chất khác nhau. Trong đó có nhiều hoạt chất có khả năng chữa bệnh như:
- Alkaloids: Đây là một loại axit amin có khả năng gây tê, hỗ trợ giảm đau nhức hiệu quả. Vì vậy thường được ứng dụng trong bào chế sản xuất thuốc giảm đau.
- Tannin: Đây là hoạt chất có đặc tính sát khuẩn, giảm nhiễm trùng vết thương hiệu quả.
- Saponin: Hoạt chất này có khả năng chống viêm, phá huyết nên được dùng để tăng cường sức đề kháng, tạo hệ miễn dịch khỏe mạnh chống lại các tác nhân gây bệnh.
Ngoài các thành phần chính vừa kể trên, trong cây mật gấu còn chứa nhiều hoạt chất khác như:
- Terpene là chất tạo mùi;
- Steroid là chất giảm đau;
- Coumarin là chất giảm phù nề;
- Flavonoid là chất chống lại loại vi khuẩn gây bệnh;
- Sesquiterpene là chất ngăn ngừa ung thư;
- Cùng nhiều loại axit amin quan trọng khác như lysine, leucine, threonine, isoleucine, histidine, valine… và đa dạng các loại vitamin khoáng chất như sắt, mangan, magie, đồng, kẽm, vitamin A, B, C, E…